Cầu Nguyện Khi Chúng Ta Không Biết Làm Sao Cầu Nguyện


         Đức Phanxicô trong buổi cầu nguyện Urbi et Orbi cho đại dịch chiều thứ sáu 27 tháng 3 tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Cha dạy chúng ta cầu nguyện mà nhiều khi cha không biết làm sao để cầu nguyện. Đó là lời bình thỉnh thoảng cha Henri Nouwen nhận.

Có vẻ gần như mâu thuẫn khi nói như vậy. Làm thế nào một người dạy chúng ta cầu nguyện chính họ lại không biết cầu nguyện? Đúng, hai chuyện phức tạp gặp nhau ở đây. Henri Nouwen là hỗn hợp độc đáo của sự yếu đuối, trung thực, của phức tạp và của đức tin. Điều này cũng đúng với lời mô tả về cầu nguyện, ở đời này. Cha Nouwen chỉ đơn giản chia sẻ, khiêm tốn và trung thực cuộc đấu tranh của cha với cầu nguyện, và khi chúng ta thấy cuộc đấu tranh của cha, chúng ta học được rất nhiều về cầu nguyện, chính xác là sự pha trộn kỳ lạ của yếu đuối, trung thực, phức tạp và đức tin.

Cầu nguyện, như chúng ta biết, được định nghĩa một cách cổ điển là “nâng tâm hồn và quả tim hướng về Chúa”, biết rằng tâm trí chúng ta phức tạp một cách bệnh lý, và chính đó cũng là lời cầu nguyện của chúng ta. Nó sẽ mang lại tiếng nói không chỉ cho đức tin của chúng ta mà còn cho cả sự nghi ngờ của chúng ta. Thêm nữa, trong thư gởi tín hữu thành Rôma, Thánh Phaolô nói, khi chúng ta không biết cầu nguyện thì Thần Khí, trong lời kêu than sâu thẳm của lời nói, Ngài sẽ cầu nguyện qua chúng ta. Tôi nghi ngờ không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra tất cả các hình thức cần có, đôi khi Chúa cầu nguyện qua các lời than khóc và yếu đuối của chúng ta.

Nhà rao giảng nổi tiếng Frederick Buechner nói cái ngài gọi là “lời cầu nguyện bị tê liệt ẩn giấu bên trong các lời báng bổ nhỏ bé của chúng ta” và được thốt qua hàm răng nghiến chặt: “Chúa giúp con!” “Giêsu Kitô!” “Vì tình yêu Chúa!” . Đó có phải là lời cầu nguyện không? Tại sao không? Nếu lời cầu nguyện là nâng tâm trí hướng về Chúa, thì đây có phải là điều chúng ta đang nghĩ trong tâm trí mình lúc này không? Đây có phải là lòng trung thực quá tàn bạo không? Jacques Loew, một trong các nhà sáng lập phong trào linh mục-thợ ở Pháp chia sẻ khi cha làm việc trong một nhà máy, có khi cha làm việc với một nhóm công nhân phụ trách bốc dở những kiện hàng nặng lên xe tải. Khi một kiện hàng lỡ bị tuột, đổ tung tóe hàng, và lời chửi thề phạm thượng buông ra trên khóe môi của người nhân viên. Cha Loew nói, dù người đàn ông này không chính xác kêu Chúa như lời cầu nguyện, nhưng anh đã nhắc đến danh Chúa với tất cả lòng trung thành của anh.

Vì vậy, trên thực tế đây có phải là phương thức cầu nguyện thực sự hay đây chỉ là kêu danh Chúa vô cớ không? Đây có phải là cái gì đó chúng ta nên thú nhận như một tội hơn là xem đây như lời cầu nguyện không?

Điều răn không được kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ dính gì đến những câu phạm thượng nho nhỏ thốt ra giữa hai hàm răng nghiến chặt khi chúng ta làm rớt bịch gạo, khi bị kẹt ngón tay đau đớn hay khi bực mình vì kẹt xe. Những gì chúng ta thốt ra khi đó có thể gây khó chịu vì khó nghe, vì ý xấu và thiếu tôn trọng để mang tội, nhưng cũng không phải là kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ. Thật vậy, không có gì sai về nó cả. Ở một vài khía cạnh, nó ngược lại với những gì điều răn có trong tâm trí.

Chúng ta có khuynh hướng nghĩ về cầu nguyện quá đạo hạnh. Rất hiếm khi có những lời tôn vinh hoàn thiện, trọn vẹn, toát ra từ sự chú ý tập trung dựa trên lòng tri ân và trong một nhận thức về Chúa. Đa số lời cầu nguyện của chúng ta là bất toàn, không trọn, và nó rất trung thực và cực mạnh cũng vì vậy.

Chẳng hạn, một trong những đấu tranh lớn lao của chúng ta với cầu nguyện là không phải dễ để nghĩ rằng, lời cầu nguyện tạo một khác biệt. Chúng ta xem tin tức buổi tối, thấy sự phân cực đã bám rễ quá sâu xa, cay đắng, hận thù, lợi ích cá nhân, chai cứng, hận thù ở khắp nơi và chúng ta nản chí. Đứng trước những chuyện này, làm thế nào chúng ta có được tâm hồn bình an để cầu nguyện? Điều gì bên trong lời cầu nguyện của chúng ta sẽ thay đổi tất cả những chuyện này?

Mặc dù chúng ta cảm thấy bình thường theo cách bình thường này, chúng ta cần lời nhắc nhở quan trọng: lời cầu nguyện là quan trọng nhất và mạnh mẽ nhất khi chúng ta nghĩ lời cầu nguyện là vô vọng nhất và chúng ta bất lực nhất.

Tại sao điều này lại đúng? Nó đúng vì chỉ khi chúng ta trống rỗng, trống rỗng với chính mình, với các dự trù của mình, với chính sức lực của mình, khi đó chúng ta mới sẵn sàng để cho cái nhìn và sức mạnh của Chúa tỏa lan trong thế giới qua chúng ta. Trước khi cảm nhận sự bất lực và nản chí này, chúng ta còn quá xác định bản sắc của mình qua sự toàn năng của Chúa về sức khỏe, về chính trị, về kinh tế mà chúng ta thấy trong thế giới này; và chúng ta cũng lấy bản sắc của mình qua hy vọng lạc quan mà chúng ta cảm nhận khi nghe tin tức buổi chiều có vẻ khá hơn. Nếu các tin tức này tốt, chúng ta có hy vọng, nếu không, tại sao cầu nguyện? Nhưng chúng ta cần cầu nguyện bởi vì chúng ta tin tưởng vào sức mạnh và lời hứa của Chúa, chứ không phải vì các bản tin ban đêm cho thêm một chút hứa hẹn.

Thật vậy, các bản tin càng ít hứa hẹn, thì chúng ta càng ý thức hơn về sự bất lực của mình, thì lời cầu nguyện của chúng ta càng cấp bách và trung thực hơn. Chúng ta phải cầu nguyện, chính xác vì chúng ta bất lực, và chính xác chúng ta tuyệt vọng. Bên trong những chuyện này, chúng ta có thể trung thực cầu nguyện, thậm chí có thể nghiến răng cầu nguyện.

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn: http://phanxico.vn/2020/07/03/cau-nguyen-khi-chung-ta-khong-biet-lam-sao-cau-nguyen/?fbclid=IwAR1L-dWCIHwaiYSmQHx1RGO3kV0qeA-Cl_GDlZv-C77TxJS-PlSHZsJJY6w

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *